Ký sinh trùng ở gà: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Theo các chuyên gia trong ngành cho biết, ký sinh trùng ở gà là một căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như sinh sản ở gà. Tuy bệnh không có khả năng lây nhiễm cao nhưng lại có tỷ lệ chết lớn vì hệ miễn dịch của gà thường suy yếu rất nhanh, kết hợp với thiếu máu diện rộng. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân và hướng điều trị hiệu quả cho bệnh ký sinh trùng của gà thì mời bạn đọc cùng tham khảo nội dung trong bài viết dưới đây của Sv388 nhé!

Bệnh ký sinh trùng ở gà là bệnh gì?

Ký sinh trùng ở gà hay bệnh sốt rét ở gà là căn bệnh có vật truyền trung gian là muỗi vằn, đỉa,… Khi chúng đốt thì bệnh sẽ ngay lập tức truyền vào cơ thể của gà, các đơn bào phát triển rồi ký sinh ở trong hồng cầu gà.

Bệnh phát triển mạnh mẽ trong môi trường khí hậu nắng nóng, ẩm ướt. Theo như thống kê, tại Việt Nam vào mùa nắng nóng từ tháng 3 – tháng 8 hàng năm luôn có số lượng gà nhiễm bệnh lớn, bùng phát mạnh mẽ thành dịch với diễn biến phức tạp, khó có thể giải quyết triệt để và cuối cùng để lại thiệt hại lớn cho các hộ chăn nuôi, nhất là những hộ chăn nuôi số lượng lớn.

ký sinh trùng ở gà
Bệnh ký sinh trùng ở gà là bệnh gì?

Nguyên nhân phát sinh bệnh ký sinh trùng ở gà

Ký sinh trùng ở gà do đơn bào ký sinh trong máu Leucocytozoon gây nên. Đây là một họ trùng roi của bộ Haemosporidia ngành Protozoa. Hiện nay trên thế giới đang có tổng cộng tầm 67 loài Leucocytozoon spp gây bệnh cho hơn 100 loại gia cầm, chim và thủy cầm.

Cụ thể khi muỗi có cơ hội đốt và hút máu của gà hay những loại gia cầm khác thì sẽ tạo cơ hội thuận lợi giúp đơn bào của ký sinh trùng truyền vào máu gà. Sau đó đơn bào này phát triển, trở thành ký sinh trùng ở trong hồng cầu. Do chúng có bản chất là sinh sản vô tính nên có khả năng phát triển mạnh mẽ, phá hủy hồng cầu và bạch cầu rồi di chuyển khắp mọi cơ quan nội tạng khác của gà nên phát sinh nhiều triệu chứng nguy hiểm.

Triệu chứng điển hình của bệnh ký sinh trùng ở gà

Thường thì bệnh có xu hướng phát triển nhiều đối với những con gà trên 35 ngày tuổi, tại các trang trại mùa mưa có nhiều muỗi. Theo đó các triệu chứng chung điển hình khi gà bị bệnh ký sinh trùng sẽ được phân chia ra thành 2 thể là thể cấp tính và thể mãn tính.

ký sinh trùng ở gà
Triệu chứng điển hình của bệnh ký sinh trùng ở gà

Thể cấp tính

Đối với thể cấp tính, thời gian ủ bệnh sẽ trong khoảng từ 7 – 12 ngày. Trong suốt khoảng thời gian này thì bạn sẽ nhận thấy gà có các biểu hiện cụ thể như sau:

  • Sốt cao trên 44°, tiêu chảy phân trắng, phân xanh và có lúc lại xanh lẹt như lá chuối, uống nhiều nước
  • Run rẩy đi không vững, mào tích nhợt nhạt, sụt cân nhanh, miệng chảy nước nhờn, xù lông và đầu có xu hướng rúc vào cánh để tìm chỗ sưởi
  • Bị ho hen khó thở, mắt nhắm nghiền, rụt cổ, đứng lẻ loi hoặc nằm tụm đống rồi bỏ ăn và chết. Ban đầu chỉ chết lác đác vài con vào ban đêm, sau chết cả ngày lẫn đêm với số lượng lớn. Trường hợp không điều trị kịp thời, khả năng chết lên đến 70% chỉ sau khoảng 1 tháng mắc bệnh. Gà chết ở miệng hộc máu, nằm thõng cổ, mũi và mào tích thâm đen
  • Đối với gà đẻ, bên cạnh những biểu hiện kể trên thì còn nhận thấy thông qua việc giảm sản lượng trứng, kích thước trứng bé, vỏ mềm dễ vỡ và có khi vỏ rất dày
ký sinh trùng ở gà
Thể cấp tính khi gà mắc bệnh ký sinh trùng

Xem thêm : Thuật ngữ gà đá chuẩn mà các sư kê cần phải biết

Thể mãn tính

Đến một mức độ nào đó thể cấp tính sẽ được chuyển thành thể mãn tính, ký sinh trùng ở gà trưởng thành xảy ra nhiều hơn với 4 biểu hiện sau:

  • Gà giảm bỏ ăn rồi lại ăn, sốt kiểu ngắt quãng
  • Phân lỏng màu xanh, lúc tiêu chảy lúc không, gà bị thiếu máu, mào thâm, niêm mạc nhợt nhạt
  • Biếng vận động nhưng vẫn duy trì tìm kiếm thức ăn nên chỉ gầy, ít chết
  • Tỷ lệ để giảm, có thể dừng đẻ đột ngột. Một số cá thể cá biểu hiện liệt chân với tỷ lệ chết từ 5 – 20%

Cách chữa trị bệnh ký sinh trùng ở gà hiệu quả

Khi nhận thấy có dấu hiệu bùng phát dịch bệnh ký sinh trùng ở gà thì chủ nuôi cần nhanh chóng xử lý theo 3 bước hướng dẫn sau đây:

Bước 1: Ngăn chặn vật chủ trung gian

Chủ nuôi phải tìm nguyên nhân gây bệnh rồi ngăn chặn triệt để sự tiếp xúc giữa vật chủ trung gian với đàn gà của mình bằng cách phát quang, vệ sinh sạch sẽ không gian chuồng trại không để cho côn trùng trú ngụ; dùng thuốc muỗi phun trong và ngoài chuồng trại; thay thế chất độn chuồng khác đã phun sát trùng.

ký sinh trùng ở gà
Cách chữa trị bệnh ký sinh trùng ở gà hiệu quả

Xem thêm : Bệnh newcastle : cách nhận biết và chưa trị kip thời

Bước 2: Sử dụng thuốc đặc trị

Vì bệnh do ký sinh trùng gây ra nên cần phải sử dụng các loại kháng sinh đặc trị như Trimethoprim và Sulfamonomethoxine với liều lượng tuân theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất. Ngoài ra có thể kết hợp thêm thuốc bổ để tăng đề kháng cho gà như vitamin A và vitamin K3.

Bước 3: Phòng ngừa bệnh dài lâu

Cuối cùng khi đã trị khỏi bệnh ký sinh trùng ở gà rồi thì chủ nuôi hãy thực hiện phòng bệnh dài lâu cho đàn gà bằng cách trộn Sulfamonomethoxine vào thức ăn theo liều phòng bệnh, duy trì liên tục 5 – 7 ngày rồi nghỉ ngắt quãng 3 – 5 ngày lại trộn tiếp.

Hướng dẫn phòng ngừa bệnh ký sinh trùng ở gà

Cách phòng ngừa bệnh ký sinh trùng ở gà cũng cần thực hiện theo 3 bước bao gồm vệ sinh -> kiểm soát thông qua kháng sinh -> sử dụng vitamin, khoáng chất và men vi sinh. Cụ thể:

ký sinh trùng ở gà
Hướng dẫn phòng ngừa bệnh ký sinh trùng ở gà
  • Bước 1: Vệ sinh chuồng trại đảm bảo độ thông thoáng bằng xây tránh xây tại những khu vực ngập nước. Phát quang các bụi rậm và đồng thời phun thuốc diệt muỗi, diệt côn trùng để tiêu diệt vật chủ trung gian. Ngoài ra cần rắc chất độn chuồng lên trên nền trấu và định kỳ sát trùng chuồng trại
  • Bước 2: Nếu dịch bùng phát, hãy cách ly gà khỏe và có trộn Sulfamonomethoxine vào thức ăn để phòng bệnh. Phải quan sát thường xuyên để phát hiện và xử lý kịp thời, không để bệnh lây lan trên diện rộng
  • Bước 3: Tuy vaccine phòng ký sinh trùng ở gà chưa được sử dụng rộng rãi trên thị trường và có chi phí cao nên chủ nuôi có xu hướng phòng bệnh bằng cách cho đàn gà uống vitamin, chất điện giải để tăng đề kháng

Trên đây là toàn bộ thông tin chia sẻ về bệnh ký sinh trùng ở gà mà chúng tôi đã tổng hợp để gửi đến cho bạn đọc tham khảo. Mong rằng nội dung hữu ích này đã giúp chủ nuôi có cái nhìn đúng đắn về bệnh, biết cách chữa trị và phòng ngừa kịp thời để tránh thiệt hại về kinh tế nặng nề hơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *