Giải pháp khắc phục hiệu quả bệnh thiếu hụt dinh dưỡng ở gà

Một trong những điều đặc biệt mà mỗi người chăn nuôi cần phải lưu ý đó là căn bệnh thiếu hụt dinh dưỡng ở gà. Trong đó khẩu phần ăn hàng ngày của chúng luôn cần phải đảm bảo bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất để hỗ trợ hình thành cấu trúc cơ thể, từ xương cho đến vỏ trứng và các chất chống oxy hóa. 

Trường hợp gà mà bị thiếu dinh dưỡng trậm trọng có thể phát sinh các triệu chứng như lông xấu, chậm lớn và giảm sản lượng trứng. Ngay bây giờ hãy cùng Sv388 đi tìm hiểu chi tiết căn bệnh này qua nội dung bài viết dưới đây nhé!

Bệnh thiếu hụt dinh dưỡng ở gà là bệnh gì?

Hiện nay gà xuất hiện rất nhiều căn bệnh khác nhau, điển hình phải kể đến bệnh thiếu hụt dinh dưỡng ở gà với loại chất chính thiếu vitamin và khoáng chất. Đây là 2 nhóm chất cần thiết và quan trọng trong quá trình hình thành cấu trúc xương, tăng độ cứng cho vỏ trứng và tăng đề kháng cho gà.

bệnh thiếu hụt dinh dưỡng ở gà
Bệnh thiếu hụt dinh dưỡng ở gà là bệnh gì?

Khi gà không may mắc phải căn bệnh này sẽ gây nên hàng loạt các hội chứng điển hình như lông xấu xù xì, chậm phát triển so với mặt bằng chung, giảm sản lượng trứng hay giảm tỷ lệ ấp nở rõ rệt. Trong trường hợp không được phát hiện và khắc phục kịp thời thì diễn biến bệnh trở nặng hơn, thậm chí là gây ra tử vong.

Nguyên nhân dẫn đến gà bị bệnh thiếu hụt dinh dưỡng

Trên thực tế, khá nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau tác động cũng như làm ảnh hưởng đến dưỡng chất trong thực ăn. Cuối cùng là phát sinh nên bệnh thiếu hụt dinh dưỡng ở gà, điển hình phải kể đến 5 nguyên nhân hay gặp nhất là:

  • Khẩu phần ăn hàng ngày không cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết. Hoặc lượng vitamin đã bổ sung đủ nhưng lại bị giảm tác dụng do yếu tố nhiệt độ, lý hóa làm biến đổi chất gây ra hư hỏng
  • Khẩu phần ăn chưa đáp ứng đúng tiêu chuẩn quy định, khiến gà giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng rồi gây ra thiếu hụt
  • Do chủ nuôi pha trộn không đều các chất, đặc biệt là vitamin và nguyên tố khoáng vi lượng
  • Có xuất hiện tạp khuẩn hoặc độc tố nấm ở trong thức ăn cho gà
  • Sự có mặt của cầu trùng khiến gà hấp thu chất dinh dưỡng bị giảm đáng kể
bệnh thiếu hụt dinh dưỡng ở gà
Nguyên nhân dẫn đến gà bị bệnh thiếu hụt dinh dưỡng

Biểu hiện điển hình của bệnh thiếu hụt dinh dưỡng ở gà

Một khi gà đã bị thiếu chất dinh dưỡng thì sẽ có rất nhiều biểu hiện khác thường nhưng mà đại đa số chủ nuôi lại khó có thể phát hiện sớm được. Vì có nhiều triệu chứng không rõ ràng hoặc bị nhầm lẫn với một số căn bệnh khác như giun sán, gà rù, cầu trùng,… Hiện có 3 biểu hiện chính khi gà thiếu chất gồm:

  • Gầy gò, còi cọc, chậm lớn và xù lông
  • Ấp trứng bằng máy hoặc cho ấp tự nhiên đều có tỷ lệ nở kém, nhiều phôi chết
  • Đàn gà có biểu hiện bất thường tại một vài bộ phận như chân, mắt, lông hay cắn mổ nhau

Biểu hiện khi gà thiếu vitamin

Tùy theo từng loại vitamin gà bị thiếu thì sẽ có tương ứng các biểu hiện cụ thể đi kèm, bao gồm:

  • Thiếu vitamin A: Bị giảm số lượng trứng, phần lòng đỏ nhạt và tăng trọng kém
  • Thiếu vitamin B1: Gây viêm đa dây thần kinh, giảm thèm ăn
  • Thiếu vitamin B2: Gà bị viêm da, chậm lớn, ngón chân cong, giảm lượng trứng và tỷ lệ ấp nở
  • Thiếu vitamin B5: Gây viêm da nhẹ và có đóng vảy cứng ở chân và mỏ
  • Thiếu vitamin B6: Giảm số lượng trứng và tỷ lệ trứng ấp nở
  • Thiếu vitamin B12: Gây ra chậm lớn, thiếu máu, chết phôi
  • Thiếu vitamin D3: Khiến cho gà chậm lớn, vẹo xương, vỏ trứng mỏng, giảm số lượng trứng và tỷ lệ trứng nở
bệnh thiếu hụt dinh dưỡng ở gà
Biểu hiện khi gà thiếu vitamin

Xem thêm : Cùng tìm hiểu bệnh ký sinh trùng ở gà và cách trị hiệu quả

  • Thiếu vitamin E: Gây ra hiện tượng quay cuồng, sưng khớp
  • Thiếu vitamin H: Hình thành viêm da ở quanh mắt, quanh mỏ và ở chân
  • Thiếu vitamin K: Có biểu hiện xuất huyết trong cơ, máu chậm đông hơn so với bình thường
  • Thiếu vitamin PP: Gây tiêu chảy, sưng khớp, viêm xoang miệng

Biểu hiện khi gà thiếu khoáng

Tương tự như thiếu vitamin, gà thiếu khoáng sẽ có những biểu hiện khác nhau tùy theo loại chất khoáng mà chúng đang thiếu.

  • Thiếu Kẽm: Còi cọc, lông xơ xác do không hấp thu được chất dinh dưỡng này
  • Thiếu Sắt, đồng: Gây ra thiếu máu
  • Thiếu Mangan: Chân gà bị run, đứng không vững, có dấu hiệu thần kinh và giảm khả năng ấp nở. Để lâu rất nguy hiểm cho gà
  • Thiếu Magne: Gây ra co giật và chết đột ngột
  • Thiết Canxi – Photpho: Khiến cho gà bị vẹo xương, xương yếu, vỏ trứng mỏng và giảm khả năng ấp nở
  • Thiếu Selenium: Gà bị tích nước ở dưới da, phần nước khó thoát ra bên ngoài
  • Thiếu Choline: Gà có biểu hiện đi loạng choạng, đứng không được vững, chậm phát triển còn bên trong cơ thể bị gan nhiễm mỡ
bệnh thiếu hụt dinh dưỡng ở gà
Biểu hiện khi gà thiếu khoáng

Xem thêm : Luật đá gà và thuật ngữ đá gà mà bạn cần phải biết

Cách khắc phục bệnh thiếu hụt dinh dưỡng ở gà

Những dấu hiệu của bệnh thiếu hụt dinh dưỡng ở gà không phải xuất phát từ mầm dịch hay mầm bệnh mà đơn giản chỉ là do gà đang thiếu chất dinh dưỡng. Vậy nên cách chữa trị và phòng tránh hiệu quả đó là chủ nuôi cần linh hoạt bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho gà thông qua thức ăn hoặc nước uống.

Đối với thức ăn, chủ nuôi hãy chọn các loại thức ăn, cám có nguồn gốc từ các đơn vị sản xuất uy tín trên thị trường, sau đó tùy theo tình hình có thể chọn bổ sung thêm thức ăn tự nhiên khác. 

Đồng thời hãy bổ sung liên tục các loại khoáng đa vi lượng, thuốc bổ như Hanmix VK5, Hanmix B, Hanmix VK4, HanGoodway, Hanegg Plus,… bằng cách trộn kết hợp vào trong thức ăn để giúp gà nhanh chóng lấy lại sức khỏe ổn định như thường ngày.

bệnh thiếu hụt dinh dưỡng ở gà
Cách khắc phục bệnh thiếu hụt dinh dưỡng ở gà

Xem thêm : Tin tức đá gà mới nhất tại sv388

Ngoài ra cần hạn chế gây ra các yếu tố stress có hại cho đàn gà, hãy giãn mật độ nuôi, bổ sung đủ máng ăn máng uống sạch sẽ và loại bỏ khí độc trong khu vực nuôi nhốt. Bên cạnh đó chủ nuôi có thể duy trì tẩy giun sán bằng Leva với liều lượng 20g/ 100kg gà, cho ăn duy nhất 1 lần.

Lời kết

Trên đây là toàn bộ thông tin chia sẻ về nguyên nhân, biểu hiện và hướng điều trị bệnh thiếu hụt dinh dưỡng ở gà mà Sv388 đã tổng hợp để gửi đến cho bạn đọc tham khảo. Mong rằng qua nội dung hữu ích này, chủ nuôi có được cái nhìn rõ nét hơn về căn bệnh này cũng như nắm được cách chữa trị, phòng ngừa phù hợp để đảm bảo cho đàn gà của mình luôn luôn khỏe mạnh và hạn chế bị đau ốm.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *