Mục Lục
Bệnh nấm phổi ở gà là một chứng bệnh có khả lây lan và tử vong cao nếu không được chữa trị kịp thời. Đây cũng là một trong những loại bệnh ở gia cầm khiến nhiều bà con trăn trở đi tìm cách chữa trị. Biết được điều đó, SV388 xin chia sẻ nguyên nhân gây bệnh nấm phổi và phác đồ điều trị tham khảo ngay tại bài viết sau!
Nguyên nhân gây nên bệnh nấm phổi ở gà
Bệnh nấm phổi ở gà phát tán và sinh sôi trong cơ thể gà nhờ vào một loại virus có tên là Aspergillus Fumigatus, Mucoraceae. Theo Sv388 tìm hiểu, đây là một loại nấm thường gây bệnh bên trong nội tạng của các loài gia cầm như ngỗng, vịt, chim và đặc biệt là gà.
Hơn nữa, những loài động vật như gà, vịt hoặc ngan ngỗng cực kỳ nhạy cảm và dễ mắc bệnh trong môi trường sống không thông thoáng và ẩm thấp. Ở môi trường này virus gây nấm mốc dễ dàng phát tán và lây lan phát triển thành các ổ nấm vô cùng nguy hiểm. Trong quá trình này, chúng sẽ tạo nên các hạt màu trắng và xám vàng ở phổi và những túi khí trong cơ thể gà.
Càng chăn nuôi ở mật độ cao mức độ hình thành và lây lan nấm phổi càng cao. Trên đây là những nguyên nhân chính gây bệnh nấm phổi ở gà sư kê cần phải đặc biệt chú ý.
Mức độ nguy hiểm của bệnh nấm phổi ở gà
Bệnh nấm phổi có thể dễ dàng lây lan và có những chuyển biến xấu khá nhanh khi ở trên cơ thể gà con. Gà con đặt 5 ngày tuổi đã có thể nhiễm bệnh do hít phải bào tử nấm được nhả ra từ máy ấp. Bệnh thường phát ra khi gà được 2 – 4 tuần tuổi với tỷ lệ tử vong lên đến 80%.
Khi mắc bệnh gà con thường chết đột ngột kèm những biểu hiện biếng ăn , nhịp thở tăng cao cùng những tiếng thở lách tách từ phổi gà có thể nghe rõ. Đặc biệt, virus gây nấm phổi có thể tồn tại và phát triển trong môi trường nóng ẩm như Việt Nam với mức độ lây lan cực kỳ cao.
Chính vì vậy, bà con nên nhận thức được mức độ nguy hiểm của mầm bệnh để phát hiện và chữa trị cho gia cầm kịp thời.
Gà mắc nấm phổi có biểu hiện ra sao?
Sư kê có thể phát hiện ra bệnh nấm phổi ở gà dựa trên những biểu hiện sau đây:
- Thời gian ủ bệnh từ 3 – 10 ngày, bệnh thường phát ra ở những cá thể gia cầm từ 1 – 3 tuần tuổi với tỷ lệ tử vong từ 50 – 80%.
- Thể cấp tính: gia cầm có những biểu hiện ban đầu dễ thấy như lim dim, uể oải, thường đứng lờ đờ tách đàn. Gà chán ăn, uống nhiều nước và thường xuyên ngáp với nhịp thở rất nhanh. Nếu đến gần và chẩn đoán sư kê dễ dàng nghe tiếng lách tách từ phổi phát ra.
Gà nhanh chóng gầy đi vì tiêu chảy liên tục, khô mỏ, mắt và mũi thường xuyên chảy ra dịch nhầy khá giống huyết thanh. Chúng kiệt sức và chết đi cùng cơn co giật do độc nấm đã ảnh hưởng đến dây thần kinh. Gà con có thể nhiễm bệnh và chết vỏn vẹn trong vòng 24 giờ.
- Thể mãn tính: thường xảy ra ở gà đã trưởng thành, gà mắc nấm dễ ngộ độc đến hệ thần kinh, cơ thể xanh xao chán ăn và dễ tử vong do suy dinh dưỡng.
Xem thêm : Cách nuôi gà đá khỏe mạnh và phát triêu toàn diện
Bệnh tích nấm phổi trong cơ quan nội tạng ở gà
Trong các cơ quan nội tạng của gà đặc biệt là phổi sẽ có những dấu hiệu bệnh tích như sau:
- Bệnh nấm phổi ở gà để lại những hạt nấm màu xám, trắng hoặc vàng trên phổi.
- Những hạt nấm nhìn khá tương đồng với hạt gạo.
- Nếu gà bị bệnh nặng khi mổ khám sẽ thấy dấu hiệu nấm đã lây lan sang phế quản và phế nang.
- Một số trường hợp khác còn thấy nấm phổi tràn lan sang túi khí, vi khuẩn nấm cũng gây viêm.
- Những trường hợp bị quá nặng có thể thấy dịch nhầy màu trắng đục ở phổi, phế quản của gà.
Xem thêm : Hướng dẫn cách cắt lông gà chọi chuẩn
Phác đồ điều trị cụ thể bệnh nấm phổi trên cơ thể gà
Khi bệnh nấm phổi ở gà bắt đầu phát tác nhiều trong đàn gà sư kê bắt đầu xử lý bằng những cách sau:
- Đầu tiên tiêu huỷ ngay những cá thể đã bị nặng khó chữa, tách những cá thể đã nhiễm hoặc nghi nhiễm sang chuồng nuôi riêng.
- Lập tức phun nền, phun chuồng và vệ sinh máng ăn và dụng cụ chăn nuôi bằng chất hoá học CuSO4.
- Trộn ngay vào khẩu phần ăn của gà bệnh những loại thuốc sau:
Sáng: Thuốc nấm diều, nấm phổi cao cấp (1g/ 8kg trọng lượng).
Trưa: trộn 1g chất điện giải thảo dược Gluco K+C+2 ml và 1g men kháng sinh/ lít nước cho gà uống.
Chiều: cho gà sử dụng GENTADEX 150 (1g/ 5 – 10kg trọng lượng) hoặc SDB 20S (1g/ 2 lít nước) hoặc TAILOR (1g/5 – 7kg thể trọng)
Cho gà dùng liên tục phác đồ trên trong vòng ít nhất 3 – 5 ngày đừng quên kết hợp thêm những loại thuốc bổ trợ sức và vitamin cho gia cầm.
Xem thêm : Tin tức đá gà mới nhất được sv388 tổng hợp mỗi ngày
Hướng dẫn phòng chống nấm phổi cho gà hiệu quả
Trong chăn nuôi để đẩy lùi và phòng chống nấm phổi ở gà hiệu quả sư kê cần phải chú ý những vấn đề sau:
- Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, chất kháng sinh tự nhiên trong khẩu phần ăn mỗi ngày của gà.
- Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, thay chất độn, rửa máng ăn uống và các loại máy ấp, máy tạo nhiệt trong chuồng nuôi.
- Luôn luôn giữ chuồng trại khô ráo, tránh những nơi ẩm thấp.
- Theo dõi và quan sát biểu hiện của gà thường xuyên để nhanh chóng phát hiện những trường hợp phát bệnh ở gà.
SV388 hướng dẫn phòng bệnh nấm phổi chính xác từ chuyên gia kinh nghiệm lâu năm
Bệnh nấm phổi ở gà vẫn có biện pháp chữa trị kịp thời khi bà con chịu khó quan sát và phát hiện từ sớm. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn tuyệt đối sư kê nên thường xuyên theo sát để xem biểu hiện ở gà để nhanh chóng đi vào chữa trị kịp thời. Hy vọng bài chia sẻ trên của SV388 đã trở thành kiến thức giúp bà con chăn nuôi hiệu quả!